THUỐC LÁ VÀ BỆNH TIM MẠCH
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về hô hấp như: bệnh phổi tắt nghẽn mãn tính (COPD), ung thư phổi…ngoài ra, còn tác động lên hệ tim mạch và là một trong những yếu tố nguy cơ chính của bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp. Khi hút thuốc lá, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ Nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim.

Vai trò Phục hồi chức năng tim mạch: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, PHCN là các hoạt động đòi hỏi nhằm đảm bảo cho bệnh nhân tim mạch đạt được tối đa điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội để họ có thể tự cố gắng đạt được một vị trí trong cộng đồng và tiến đến một cuộc sống tích cực hơn với mục đích hòa nhập cộng đồng, giảm tỉ lệ tử vong và giảm tần suất bệnh.

Chỉ định và chống chỉ định của PHCN tim mạch

Chỉ định:Bệnh nhân sau hội chứng vành cấp ổn định với điều trị nội khoa; Cơn đau thắt ngực ổn định; Bệnh nhân sau phẫu thuật bắc cầu chủ-vành.Bệnh nhân sau can thiệp động mạch vành .Suy tim mạn ổn định (suy tim tâm thu hoặc tâm trương).Bệnh nhân sau ghép tim; Bệnh nhân sau phẫu thuật van tim

Chống chỉ định: Cơn đau thắt ngực không ổn định, Tăng huyết áp, hạ huyết áp tư thế. Hẹp van động mạch chủ nặng. Loạn nhịp thất hoặc nhĩ chưa kiểm soátNhịp nhanh xoang. Suy tim mất bù.

Khám lượng giá trước tập luyện: bệnh nhân cần được thăm khám, chương trình tập luyện, giám sát và điều chỉnh cho từng bệnh nhân cụ thể nhằm mục tiêu cải thiện thể chất, đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân, tránh được các tai biến trong và sau khi thực hiện bài tập. Tập vận động nên bắt đầu sớm ngay khi có thể (ngày thứ 4 sau hội chứng vành cấp, sau phẫu thuật tim nếu bệnh nhân không có biến chứng).Tình trạng tim mạch phải ổn định, bệnh nhân không còn các triệu chứng: đau ngực, khó thở khi gắng sức, chóng mặt, toát mồ hôi, tím tái, loạn nhịp tim nặng. Các bài tập trong giai đoạn này là các vận động chậm, nhẹ nhàng và phù hợp mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân.

Các giai đoạn của chương trình PHCN tim mạch toàn diện

Giai đoạn I: là giai đoạn bệnh nhân đang nằm viện, thường là 1-14 ngày, mục tiêu giúp bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt trong nhà hằng ngày. tư vấn và giáo dục sức khỏe thay đổi yếu tố nguy cơ, tuân thủ điều trị thuốc. Lợi ích của vận động sớm trong giai đoạn này là giúp bệnh nhân tránh được biến chứng của việc nằm lâu tại giường bao gồm thoái hóa cơ, chóng mặt tư thế, rối loạn hoạt động  của bàng quang và ruột, loét tì đè, viêm phổi.

Giai đoạn II còn được gọi là giai đoạn hồi phục, kéo dài từ 6 đến 12 tuần,  bắt đầu từ sau khi bệnh nhân xuất viện. Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ tham gia chương trình PHCN ngoại trú dưới sự giám sát của nhân viên y tế, từ 1 đến 3 lần mỗi tuần.

Giai đoạn III giai đoạn duy trì, là giai đoạn PHCN dựa vào cộng đồng nhằm duy trì các hoạt động PHCN để tiếp tục đạt được các lợi ích lâu dài của việc tập luyện thể dục và giảm thiểu nguy cơ tái phát biến cố, dù có cải thiện rõ rệt về chức năng của tim

Các  yếu tố cơ bản của chương trình tập luyện vận động

Tần suất tập luyện: tần suất cần thiết để cải thiện sự đáp ứng phù hợp của hệ tim mạch với vận động là ít nhất 3 lần trong 1 tuần (ngày tập – ngày nghỉ). Tập luyện thường xuyên giúp duy trì được sức bền của tim, phổi  và cơ bắp, tăng khả năng hoạt động thể lực.

Cường độ tập luyện hết sức quan trọng đối với bệnh nhân tim mạch. Cường độ tập luyện được chỉ định tùy theo kết quả lượng giá chức năng tim mạch và nguy cơ tập luyện của bệnh nhân. Cường độ tập luyện dựa vào các thông số: tần số tim tối đa, tần số tim lúc nghỉ, tần số tim ở ngưỡng thiếu máu cục bộ.

Thời lượng tập luyện thường khoảng 20-60 phút, có thể cộng dồn và nên có thời gian nghỉ giữa chừng, không nên tập liên tục > 20 phút. Các bài tập cường độ thấp, lặp lại nhiều lần ở các nhóm cơ lớn, ví dụ đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp ….giúp cải thiện khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.

 

                                                                        BS.CKI. Thạch Ngọc Thúy An

                                                                                                       Phó khoa vật lý trị liệu- PHCN - BVĐKTV
THÔNG BÁO

   

 


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 3
  • Hôm nay: 38
  • Trong tuần: 1 338
  • Tất cả: 3593434

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Sở Y tế Trà Vinh.
- Địa chỉ: 16A, đường Nguyễn Thái Học, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh.
- Email:soytetv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3862399. Fax: 0294.3864255
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang