BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ ĐÃ XUẤT HIỆN Ở VIỆT NAM
Ngày 03/10/2022, Bộ Y tế đã gửi Công văn khẩn số 5470/BYT-DP đến Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ, chính thức công bố Việt Nam đã ghi nhận có bệnh nhân mắc Đậu mùa khỉ đầu tiên. 

Bệnh Đậu mùa khỉ được phát hiện lần đầu tiên trên khỉ vào năm 1958, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Congo. Ngày 13/5/2022 ca bệnh Đậu mùa khỉ đầu tiên trên thế giới được phát hiện tại Anh. Đến ngày 23/7/2022, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Theo số liệu báo cáo đến ngày 26/9/2022, thế giới nghi nhận 64.561 trường hợp mắc bệnh Đậu mùa khỉ tại 105 nước thế giới.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Đậu mùa khỉ trên thế giới và tại một số nước khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam, chúng ta cần tăng cường công tác chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh, kiểm soát dịch kịp thời không để bùng phát dịch bệnh Đậu mùa khỉ; Đảm bảo việc thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh và phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở xét nghiệm, y tế; Đẩy mạnh truyền thông bằng nhiều hình thức cho người dân về các biện pháp dự phòng dịch bệnh Đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Người dân trong cộng đồng cần biết những thông tin sau:

- Đường lây truyền của bệnh Đậu mùa khỉ: Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút Đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

- Triệu chứng của Bệnh Đậu mùa khỉ: Bệnh có các triệu chứng chính là sốt, phát ban dạng phỏng nước và sưng hạch ngoại vi, có thể gây biến chứng nặng dẫn tới tử vong.

- Ca bệnh nghi ngờ là bệnh Đậu mùa khỉ: Là ca bệnh có một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ sau:

+ Trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng có tiếp xúc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh có thể, thông qua tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da (bao gồm cả quan hệ tình dục) hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ cùng cá nhân của người bệnh.

+ Có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh Đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

+ Có bệnh cảnh lâm sàng nghi bệnh đậu mùa khỉ.

- Ca bệnh xác định là bệnh Đậu mùa khỉ: Bt cứ người nào có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút Đậu mùa khỉ bằng kỹ thuật Real-time PCR hoặc giải trình tự gen.

- Ca bệnh loại trừ không phải là bệnh Đậu mùa khỉ: Là trường hợp nghi ngờ nhưng có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Đậu mùa khỉ bằng kỹ thuật Real-time PCR hoặc giải trình tự gen.

- Nguyên tắc điều trị bệnh Đậu mùa khỉ:

+ Thực hiện giám sát và cách ly ca bệnh nghi ngờ/ xác định.

+ Điều trị triệu chứng là chủ yếu.

+ Đảm bảo dinh dưỡng, cân bằng nước điện giải và hỗ trợ tâm lý.

+ Sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu ở những trường hợp nặng và cơ địa đặc biệt (trẻ sơ sinh, người cao tuổi, người bị suy giảm miễn dịch,…) theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và các quy định của Việt Nam.

+Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các tình trạng nặng, biến chứng của bệnh.

- Cách phòng bệnh Đậu mùa khỉ:

+ Phòng bệnh không đặc hiệu: 06 biện pháp phòng ngừa chung để tránh lây nhiễm Đậu mùa khỉ bao gồm:

  1. Tránh tiếp xúc với người và động vật có thể bị bệnh (bao gồm cả động vật bị bệnh hoặc đã chết ở những khu vực xảy ra bệnh Đậu mùa ở khỉ).
  2. Tránh tiếp xúc với vật dụng, bề mặt có nguy cơ nhiễm vi rút Đậu mùa khỉ như khăn trải giường, quần áo người bệnh.
  3. Cách ly, điều trị người bệnh tại cơ sở y tế.
  4. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường sau khi tiếp xúc với người và động vật nghi ngờ nhiễm bệnh.
  5. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân khi chăm sóc người bệnh.
  6. Thực hiện đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo các quy định để có biện pháp xử trí phù hợp.

+ Phòng bệnh đặc hiệu bằng vắc xin: Sử dụng vắc xin để phòng bệnh Đậu mùa khỉ cho những nhóm đối tượng có nguy cơ cao./.

                                                    

                                                                      BS CKII. Trương Văn Dũng
THÔNG BÁO

   

 


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 111
  • Trong tuần: 1 530
  • Tất cả: 3593362

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Sở Y tế Trà Vinh.
- Địa chỉ: 16A, đường Nguyễn Thái Học, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh.
- Email:soytetv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3862399. Fax: 0294.3864255
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang