Trà Vinh Tổ chức Toạ đàm kép chương trình phòng, chống tác hại thuốc lá và suy dinh dưỡng ở trẻ em
Ngày 28 tháng 5 năm 2024, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trà Vinh (CDCTV) phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình; Tổ chức Toạ đàm công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL); Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em (PCSDDTE) năm 2024.

Tham gia buổi Tọa có BSCKII. Trương Văn Dũng - Phó Giám đốc CDCTV, BSCKI. Lê Minh Hải - Phó Giám đốc CDCTV, BSCKI. Đặng Thị Tiếp - Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng.

Tại buổi Toạ đàm PV: Thưa bác sĩ, Chúng tôi được biết vào ngày 31/5/2024 Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề: Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá. Xin bác sĩ nói rỏ về ý nghĩa của chủ đề này?

Anh-tin-bai

Ảnh 1. BSCKII. Trương Văn Dũng - Phó Giám đốc CDCTV- Phát biểu trả lời các câu hỏi phóng viên tại buổi tọa đàm phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2024

 

BSCKII. Trương Văn Dũng - Phó Giám đốc CDCTV, trao đổi phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình cho biết hiện nay, tỷ lệ hút thuốc lá truyền thống ngày càng giảm xuống đó là thành quả của công tác PCTHTL của thế giới và của cả nước ta, nhận thấy điều đó các ngành công nghiệp thuốc lá đã chuyển đổi tạo ra các sản phẩm thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng quảng cáo chúng trên mạng xã hội để thu hút người dùng mới và đối tượng tiềm năng chính là giới trẻ. Vì vậy Tổ chức Y tế thế giới chọn thông điệp “ Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho ngày Thế giới không thuốc lá năm nay.

PV: Bác sĩ cho biết cụ thể về việc tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đối với sức khỏe trẻ em? 

Bác sĩ Dũng đã nhận định rằng hút hoặc hít phải khói thuốc lá mới này cả 02 đều có hại:

Gây nghiện do có chứa nicotine.

Ảnh hưởng lên não: làm trẻ giảm chú ý, giảm trí nhớ và dẫn đến loạn thần nhất là sản phẩm có pha thêm ma túy.

Bệnh phổi: COPD, hen, viêm phế quản, K phổi và Ung thư khác.

Bệnh tim mạch: xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Bo mạch điện tử chập, cháy, nổ.

PV: Riêng đối với tỉnh Trà Vinh tình trạng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng xảy ra như thế nào ?

Bác sĩ  Dũng phát biểu kết quả nghiên cứu Tỷ lệ hút thuốc lá điện tử và nung nóng ở thanh niên từ 14 -25 tuổi tại Trà Vinh năm 2023 là 7,04%, tập trung ở nam giới. Nguồn tiếp xúc chính là qua bạn bè giới thiệu và mua được trên mạng.

PV: Mới đây, chủ tịch UBND tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trên địa bàn, vậy ngành y tế tỉnh sẽ thực hiện chỉ đạo này ra sao?

Bác sĩ Dũng cho biết theo chỉ đạo của UBND, Ngành Y tế Trà Vinh đã và đang tích cực thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe mọi người khỏi thuốc lá thế hệ mới như:

Tăng cường thông tin truyền thông: Phối hợp với báo và đài để tổ chức buổi tọa đàm, phóng sự, Tổ chức các buổi tập huấn, hội thi, Tổ chức các chuyến xe loa tuyên truyền, Phát tờ rơi, treo pano, áp phích, Phát các bài tuyên truyền trên hệ thống loa xã, phường, đăng tin, viết bài trên trang mạng xã hội và website của đơn vị,…

Phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền thực hiện thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh, mua bán các sản phẩm này để kịp thời ngăn chặn.

PV: Với các biện pháp như bác sĩ vừa nêu, tỉnh ta đề ra mục tiêu gì cho công tác quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, nhằm bảo vệ tốt sức khỏe cho mọi người, nhất là đối với trẻ em ?

Bác sĩ Dũng cho biết: Mục tiêu chiến lược quốc gia đến năm 2030 tỉnh Trà Vinh sẽ giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử và tỷ lệ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động nhằm giảm thiểu các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm bệnh tật và tử vong.

 Ngăn ngừa hiệu quả việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các sản phẩm thế hệ mới khác. Ngăn chặn việc quảng cáo trên mạng xã hội, ngăn chặn tiếp thị, mua bán online và trực tiếp các sản phẩm này. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục PCTHTL cho các đối tượng nguy cơ.

Cũng tại buổi Toạ đàm BSCKI. Lê Minh Hải - Phó Giám đốc CDCTV, trao đổi với phóng viên Đài Phát thanh - Truyền hình, về thực trạng trẻ em suy dinh dưỡng hiện nay trong cả nước nói chung và tại tỉnh Trà Vinh.

Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 33,8% năm 2000 xuống còn 14,1% năm 2015 và chỉ còn 11,6% năm 2020. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với 3 gánh nặng về dinh dưỡng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng đồng thời cùng tồn tại với thiếu vi chất dinh dưỡng và thừa cân béo phì. Kèm theo xu hướng gia tăng của bệnh không lây nhiễm. Nguyên nhân là do chế độ dinh dưỡng của người dân còn chưa hợp lý.

Anh-tin-bai

Ảnh 2. BSCKI. Lê Minh Hải - Phó Giám đốc CDCTV- Phát biểu tại buổi tọa đàm phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em năm 2024

 

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi còn ở mức cao. Tỷ lệ này là 19,6% theo số liệu Tổng điều tra dinh dưỡng quốc gia năm 2020 và có sự chênh lệch giữa các vùng, nhất là vùng miền núi so với thành thị và nông thôn. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em tuổi học đường (5 - 19 tuổi) tăng từ 8,5% năm 2010 lên 19,0% năm 2020.

Tại Trà Vinh trong thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của cấp chính quyền, Ban ngành đoàn thể và sự phối hợp tốt của các cơ sở y tế về công tác phòng, chống suy dinh dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình, triển khai thực hiệnđã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác PCSDDTE, và hiện toàn tỉnh còn khoảng 7% trẻ em <5 tuổi SDD thấp còBên cạnh đó Trà Vinh đã triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu Y tế Quốc Gia (CTMTQG) Hoạt động chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; PCSDDTE; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hoạt động cải thiện dinh dưỡng; Giảm nghèo bền vững; Hoạt động cải thiện sức khỏe, dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em- thuộc CTMTQG.

Cũng trong buổi trả lời phỏng vấn BSCKI. Đặng Thị Tiếp - Trưởng Khoa Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và Dinh dưỡng cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ em suy dinh dưỡng, như khi trẻ sinh ra không được bú giọt sữa non đầu tiên, bú sữa mẹ không liên tục hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Tiêm ngừa không đầy đủ, trẻ ăn dặm không đủ chất các nhóm chất, suy giảm hệ miễn dịch, trẻ thường xuyên bệnh nhiểm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy nhiều lần, biến chứng về sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… là nguyên nhân dẫn đến trẻ suy dinh dưỡng chậm phát triển thể chất, trí tuệ, tầm vóc. Thiếu dinh dưỡng ảnh hưởng trên toàn bộ chức năng các cơ quan trong cơ thể, nhất là ở giai đoạn 1000 ngày đầu đời, làm cho trẻ chậm phát triển, còi cọc…

Tăng cường việc tiếp cận với các can thiệp trực tiếp phòng, chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xã đặc biệt khó khăn. Bảo đảm an ninh lương thực, dinh dưỡng cân đối, hợp lý là yếu tố quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, trí tuệ, thể chất và nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt Nam.

BSCKI. Lê Minh Hải cho biết năm 2024 ngành Y tế Trà Vinh đã đề ra mục tiêu, Kế hoạch cụ thể cho công tác PCSDDTE. Giải quyết đồng bộ các vấn đề sức khỏe có liên quan đến dinh dưỡng trong đó ưu tiên hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng chung đặc biệt là thể thấp còi ở trẻ em thông qua các can thiệp dinh dưỡng sớm đối với phụ nữ tuổi sinh đẻ, phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con nhỏ và trẻ từ 0-16 tuổi.

Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 5 tuổi và trẻ em 5 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Hạ thấp các thể suy dinh dưỡng và cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 16 tuổi

Để PCSDDTE dưới 5 tuổi cần chú trọng trong việc cung cấp kiến thức và thực hành dinh dưỡng cho người dân. Tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung thông qua các hình thức tuyên truyền, tư vấn, truyền thông trực tiếp như thảo luận nhóm, hướng dẫn trình diễn thức ăn cho trẻ em cho đối tượng là phụ nữ có thai và bà mẹ/người chăm sóc trẻ dưới 2 tuổi tại Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, ấp, khóm, tích cực dự phòng và điều trị các bệnh có thể gây suy dinh dưỡng trẻ em./. 

Hoàng vũ - TTKSBTTV
THÔNG BÁO

   


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 24
  • Trong tuần: 1 445
  • Tất cả: 3604172

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Sở Y tế Trà Vinh.
- Địa chỉ: 16A, đường Nguyễn Thái Học, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh.
- Email:soytetv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3862399. Fax: 0294.3864255
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang