Hội nghị khoa học kỹ thuật chuyên đề tối ưu hoá quy trình cấp cứu và điều trị đột quỵ

Ngày 28 /9/2023, tại Hội trường Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh (BVĐKTV), Bệnh viện phối hợp với Chương trình Angels của Công ty Boehringer Ingelheim Việt Nam, tổ chức Hội nghị khoa học Kỹ thuật với Chuyên đề tối ưu hóa quy trình cấp cứu và điều trị Đột quỵ Vai trò cấp cứu ngoại viện và các bệnh viện tuyến trước. Đến dự chủ trì Hội thảo có Tiến sĩ - Bác sĩ Trần Kiến Vũ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh; BS.CKII. Diệp Duyên Anh- Phó Giám đốc bệnh viện; Đại diện có công ty Boehringer Ingelheim Việt nam; Cùng tham dự có  Tiến sĩ-Bác sĩ Hà Tấn Đức – Trưởng khoa Đột quỵ Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ và các trưởng phó khoa các Bác sỹ, Điều dưỡng của bệnh viện tỉnh và các bệnh viện, trung tâm y tế huyện trong tỉnh, có trên 100 cán bộ y tế cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc Hội nghị khoa học, Tiến sĩ- Bác sĩ.Trần Kiến Vũ - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Trà Vinh, đánh giá cao nội dung của buổi Hội nghị hôm nay, nhằm giúp cho cán bộ y tế bệnh viện nâng cao kỹ năng chuyên môn sẵn sàng ứng phó Quy trình tối ưu hóa quy  trình cấp cứu và điều trị người bệnh Đột quỵ Điểm quan trọng thời gian vàng giờ bệnh nhân được chuyển lên tuyến trên càng sớm càng tốt càng sớm. Qua đó Tiến sĩ- Bác sĩ. Trần Kiến Vũ mong muốn rằng trong thời gian tới rất mong sự giúp đỡ từ Khoa Đột quỵ Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đã có nhiều kinh nghiệm sẽ hỗ trợ đơn vị Đột quỵ của  BVĐKTV. BVĐKTV sẽ thành lập đội, Ekip  cấp cứu Đột quỵ nhanh  phục vụ 24/24, giúp người bệnh tại Trà Vinh được cấp cứu đột quỵ kịp thời và đạt hiệu quả điều trị như mong muốn.

    

TSBS. Trần Kiến Vũ – Giám đốc BVĐKTV phát biểu tại Hội nghị

Theo chia sẽ quy trình tiếp nhận và điều trị Đột quỵ Tiến sĩ - Bác sĩ Hà Tấn Đức- Trưởng khoa Đột quỵ Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ; BSCKII. Biện Thị Trúc Hà - Trưởng khoa Thần kinh BVĐKTV đã chia sẽ tại Hội nghị cho biết. Cấp cứu đột quỵ là kịp thời thực hiện các biện pháp can thiệp khác nhau như dùng thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp mạch lấy cục máu đông, bít tắc mạch máu bị vỡ hoặc phẫu thuật lấy khối máu tụ… nhằm giúp cứu sống và hạn chế tối đa các biến chứng cho người bệnh. Khi người bệnh bị đột quỵ, cấp cứu càng sớm thì tỷ lệ thành công và phục hồi sau đột quỵ càng cao. 

BS.CKII. Biện Thị Trúc Hà – Trưởng khoa Thần kinh BVĐKTV, báo cáo tóm tắt quy trình tiếp nhận và điều trị Đột quỵ tại BVĐKTV thông qua một tình huống cụ thể, những dấu hiệu nghĩ ngay  đến Đột quỵ: Méo - Ngọng- Xụi.  Trình bày khái niệm Đột quỵ: Bệnh lý do tổn thương khu trú của hệ TK trung ương. Xảy ra do tổn thương hệ thống tuần hoàn não một cách tự phát (không phải do chấn thương).

Biểu hiện bằng các khiếm khuyết thần kinh xảy ra một cách đột ngột.Tồn tại kéo dài ít nhất 24h, hoặc tử vong trước 24h. Hậu quả của Đột quỵ gây Tử vong, liệt giường, tàn phế. mất tính độc lập, phụ thuộc người thân. Gánh nặng cho gia đình và xã hội. Những yếu tố nguy cơ đột quỵ: Lớn tuổi (>50t nguy cơ tăng cao).Giới: nam > nữ. tăng huyết áp, Đái tháo đường,xơ vữa động mạch, tăng mỡ (cholesterol) trong máu, nhất là loại LDL Bệnh tim. Hút thuốc lá,nghiện rượu. Béo phì, ít vận động. Đồng thời BS. Hà cũng Trình chiếu video clip về Quy trình tiếp nhận và điều trị tại khoa cấp cứu BVĐKTV như sau: Từ khâu Bác sỹ tiếp nhận tại khoa cấp cứu nhận diện Đột quỵ và cho chỉ định hình ảnh học CT/MRI sọ não, Kết quả hình ảnh loại trừ xuất huyết não. Bác sỹ chuyên khoa đột quỵ tiếp nhận và xử lí tại phòng cấp cứu, chăm sóc bệnh nhân sau điều trị.

BSCKII. Biện Thị Trúc Hà – Trưởng khoa Thần kinh báo cáo Quy trình Tiếp nhận điều trị Đột quỵ tại BVĐKTV

Hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng: Đột ngột xuất hiện các khiếm khuyết thần kinh khu trú (FAST/ BEFAST). Đau đầu, nôn ói, chóng mặt, choáng váng, sảng ,lơ mơ có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài đột quỵ. Loại trừ các trạng thái giống đột quỵ: đặc biệt khởi phát không đột ngột, triệu chứng không khu trú.Nhận diện các trạng thái giống đột quỵ ( Chẩn đoán phân biệt) nhưHạ đường huyết, động kinh với thiếu hụt thần kinh sau cơn (liệt Todd).Migraine (thể liệt ½ người, có tiền triệu). Bệnh não do tăng huyết áp. Một số tình huống khác: sang thương choáng chỗ, bệnh lý tiền định ngoại biên, rối loạn ý thức nguyên nhân chuyển hóa. Phối hợp Ekip Bác sỹ và Điều dưỡng: Đo độ bão hòa oxy (duy trì Sp02 >94%), huyết áp, đường huyết, lập kim luồng 18 ở 2 cẳng tay. Lấy thông tin bệnh nhân. XN: đường mao mạch, huyết đồ, INR, chức năng gan, thận. Ký giấy đồng thuận. Cố gắng rút ngắn thời gian cho bệnh nhân tiếp cận rTPA…

Song song đó Tiến sĩ-Bác sĩ Hà Tấn Đức – Trưởng khoa Đột quỵ  Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ cùng chia sẽ kinh nghiệm về Quy trình cấp cứu và điều trị Đột quỵ tại Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ. Về kinh nghiệm xử trí đột quỵ, thời gian vàng vận chuyển tiếp cận bệnh nhân. Thang điểm đột quỵ đánh giá các công cụ xác định đột quỵLựa chọn những bệnh viện có thể xử trí bệnh nhân bằng các liệu pháp tái tưới máu và có đơn vị đột quỵ, làm nhiều nhất có thể cho bệnh nhân trước khi đến bệnh viện tuyến trên. Cố gắng để phần việc cần làm còn lại sau khi bệnh nhân nhập viện là ít nhất. Cần chú ý tư thế bệnh nhân khi tổn thương đầu cần nằm 30 độ làm giảm sự gia tăng áp lực nội sọ. Bệnh nhân đột quỵ (nhồi máu não) thông thường không có tăng áp lực nội sọ. Lưu lượng máu não và áp lực tưới máu não ở bệnh nhân đột quỵ được cải thiện ở những bệnh nhân nằm ngửa. Bệnh nhân nên được nằm trên mặt phẳng, ngoại trừ trường hợp các vấn đề lâm sàng gặp phải như tình trạng hô hấp, tiết dịch, hoặc các nguy cơ trong việc

TSBS. Hà Tấn Đức – Trưởng khoa Đột quỵ  Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ chia sẽ kinh nghiệm cấp cứu điều trị bệnh nhân đột quỵ

hít vào (nằm nghiêng trái). Quy trình xử lý đột quỵ của Bệnh viện đa khoa Trung ương, Quy trình tiếp nhận và sử dụng tiêu sợi huyết, các xét máu cần trong giai đoạn tối cấp và chăm sóc bệnh nhân giai đoạn tối cấp.

Cả 02 bác sỹ đều đưa ra lời khuyên cách phòng ngừa tái phát đột quỵ, cán bộ y tế cần tăng cường tư vấn, tuyên truyền cho người nhà và người bệnh: Thay đổi lối sống,tăng cường vận động. Giảm cân chống béo phì, không ăn nhiều mỡ béo, không ăn nhiều chất ngọt, đường, bột.Không ăn thức ăn nêm nhiều mắm muối. Ăn nhiều rau, củ, trái cây. Điều trị bệnh tăng huyết áp: Giữ huyết áp ổn định, tối ưu ≤ 120/80 mmHg, theo dõi huyết áp định kỳ. Uống thuốc theo toa hằng ngày cùng với tái khám định kỳ. Điều trị đái tháo đường nếu có: Ăn uống đúng chế độ (giảm đường, giảm bột, ăn nhiều rau, đủ chất đạm, ít chất béo).Chia nhỏ bữa ăn. Uống hoặc chích thuốc đầy đủ theo toa. Tái khám và xét nghiệm đường máu định kỳ. không hút thuốc lá, ngưng rượu, điều trị bệnh tim nếu có.

Sau Hội nghị khoa học Kỹ thuật Chuyên đề tối ưu hóa quy  trình cấp cứu và điều trị Đột quỵ, nhằm giúp đơn vị đột quỵ của Bệnh viện đa khoa Trà Vinh có thêm kinh nghiệm trong thực hiện đúng quy  trình cấp cứu và điều trị Đột quỵ Luôn trong trạng thái sẵn sàng tiếp nhận, xử trí cấp cứu và điều trị Đột quỵ, đồng thời vận chuyển an toàn bệnh nhân đột quỵ nặng tới các trung tâm đột quỵ phù hợp. Phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện nhằm điều trị tốt cho bệnh nhân, mang đến cơ hội sống và phục hồi cho các bệnh nhân đột quỵ, góp phần nâng cao việc chăm sóc người bệnh đột quỵ ngày càng tốt hơn./.

 

                                                                                                                                     Hoàng Vũ – TTKSBTTV
THÔNG BÁO

   


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 2
  • Hôm nay: 12
  • Trong tuần: 840
  • Tất cả: 3594323

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Sở Y tế Trà Vinh.
- Địa chỉ: 16A, đường Nguyễn Thái Học, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh.
- Email:soytetv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3862399. Fax: 0294.3864255
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang