Với quan điểm giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá trong cộng đồng
là mục tiêu quan trọng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe, giảm
tỷ lệ tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, thực hiện các cam kết của
Việt Nam khi tham gia Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá và cam kết về phát
triển bền vững đến năm 2030 và bảo đảm quyền được sống, làm việc và học tập
trong môi trường không khói thuốc lá của người dân. Chiến lược đã đề ra mục
tiêu chung là Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá, tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc
lá nhằm giảm bệnh tật và tử vong do sử dụng các sản phẩm thuốc lá gây ra, từ đó
chiến lược đã đề ra mục tiêu cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2023 - 2025:
+ Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá
trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 39%; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên
xuống dưới 1,4%;
+ Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động
với khói thuốc lá: tại nơi làm việc xuống dưới 30%; tại nhà hàng xuống dưới
75%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 80%; tại khách sạn xuống dưới 60%;
+ Ngăn ngừa việc sử dụng các
sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá
mới khác trong cộng đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
+ Giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá
trong nhóm nam từ 15 tuổi trở lên xuống dưới 36 %; nhóm nữ từ 15 tuổi trở lên
xuống dưới 1%;
+ Giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động
với khói thuốc lá: tại nơi làm việc xuống dưới 25%; tại nhà hàng xuống dưới
65%; tại quán bar, cà phê xuống dưới 70%, tại khách sạn xuống dưới 50%;
+ Tiếp tục ngăn ngừa việc sử
dụng các sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm
thuốc lá mới khác trong cộng đồng.
Chiến lược đề ra 7 nhiệm vụ,
giải pháp để thực hiện, trong đó đáng chú ý là xây dựng lộ trình tăng thuế đối
với các sản phẩm thuốc lá; Đề xuất ban hành quy định về ngăn ngừa các sản phẩm
thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, shisha và các sản phẩm thuốc lá mới khác
trong cộng đồng; Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông về phòng,
chống tác hại của thuốc lá với các hình thức đa dạng, phù hợp đặc điểm từng
vùng, miền, từng nhóm đối tượng; tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, mạng
xã hội trong truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá; Kiện toàn Ban chỉ
đạo Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá tại trung ương và tại các
tỉnh, thành phố.
Để thực hiện tốt và có kết quả
các mục tiêu của Chiến lược, Ngành Y tế Trà Vinh đang thực hiện việc kiện toàn
Ban chỉ đạo Chương trình phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh, trong đó Sở Y
tế là thường trực phụ trách tham mưu cho Ban chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng,
chống tác hại của thuốc lá. Từ cơ sở đó sẽ kiện toàn Ban Chỉ đạo của các sơ,
ban, ngành và các địa phương trong tỉnh, tạo nên một hệ thống để triển khai
công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong toàn tỉnh.
Nhiệm
vụ của Ban chỉ đạo là xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động chỉ đạo thực
hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn tỉnh;
Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của ngành, đoàn thể,
địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện công tác phòng, chống tác
hại thuốc lá; Điều phối các nguồn lực, chỉ đạo công tác phối hợp liên ngành, tổ
chức triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tác hại thuốc lá
và Chiến lược quốc gia về phòng, chống
tác hại của thuốc lá đến năm 2030 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế và các Bộ, ngành Trung
ương; Định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng,
chống tác hại của thuốc lá, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo
quy định./.
Trương Văn Dũng