Những nguyên
nhân thiếu hay thừa vitamin được bắt đầu từ:
+ Nguồn thức ăn
cung cấp hàng ngày cho cơ thể không đủ hoặc rất ít Vitamin.
+ Do ống tiêu
hoá có bệnh lý nên không hấp thu được vitamin, người bị bệnh đã sử dụng kháng
sinh lâu dài, làm tiêu diệt vi khuẩn tổng hợp một số Vitamin…
+ Các vitamin
tan trong dầu nếu dùng liều cao lâu dài xảy ra nên tình trạng thừa vitamin. Gây
bệnh lý khô da, tróc vẩy, tăng áp lực nội sọ, tăng Canxi huyết, giảm chức năng
gan và thận…
Việc bổ sung hợp lí khoáng chất và vitamin cho
sự phát triển cơ thể là việc làm rất cần thiết.
Khoáng chất
Chất sắt: Là
một chất có nhiều trong rau muống, trong thịt, cá, trứng, ngũ cốc, mè, đậu…
Lượng chất sắt cung cấp qua đường ăn uống thường thì không đầy đủ nhất là các
phụ nữ có thai cần phải được uống viên sắt, đều đặn mỗi ngày cho đến sau khi sinh
theo hướng dẫn cán bộ y tế.
Chất kẽm: Thức
ăn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, các loại hải sản, các thức ăn thực vật có kẽm nhưng hàm lượng rất
thấp và hấp thu kém.
Các vitamin cần thiết cho sự phát triển cơ
thể con người
Vitamin A: Có vai trò đặc biệt quan trọng, trong phòng
và chữa bệnh khô mắt, quáng gà, tham gia vào chức năng thị giác. Bệnh lí ngoài
da : bệnh vẩy cá, làm mau lành vết loét, vết thương, bỏng, trẻ em chậm phát
triển và bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp. Thiếu vitamin A sẽ làm khô mắt, quáng
gà, mù lòa, khô da, teo niêm mạc. Vitamin A có nhiều trong các loại thức ăn như:
dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng các loại rau xanh nhất là rau ngót, rau dền,
rau muống, các loại củ quả có màu vàng, màu đỏ như : cà rốt, bí đỏ, đu đủ,
gấc (Dầu gấc có nhiều caroten), không nên tự ý uống vitamin A chỉ được uống khi
có chỉ định của y, bác sỹ.
Vitamin D: Ngày
nay được dùng nhiều trong công tác phòng và chữa các bệnh còi xương chậm lớn ở
trẻ, biến dạng xương, chứng loãng xương, nhuyễn xương ở người lớn, xương gẫy chậm
lành, trẻ em chậm mọc răng. Các bệnh ngoài da : bệnh vẩy nến, eczema mạn tính,
xơ cứng bì, trứng cá. Nhược năng tuyến cận giáp, chứng hạ canxi mãn tính. Tuy
nhiên việc sử dụng canxi cần thận trọng cho phụ nữ mang thai, những bệnh nhân có
tiền sử tăng canxi huyết, bệnh cấp về gan và thận. Canxi có nhiều trong động vật
từ dầu gan cá, bơ, sữa, lòng đỏ trứng.
Vitamin E: Là chất oxy hoá mạnh, bảo vệ màng tế bào,
các thành phần thiết yếu của tế bào khỏi bị tấn công của gốc tự do và tránh thành
lập các sản phẩm độc của sự oxy hoá. Được dùng trong điều trị vô sinh, xẩy thai
liên tiếp, dùng trong các bệnh teo cơ do thần kinh, nhược cơ, một số bệnh lí về
tim mạch. Vitamin E có nhiều trong các loại rau cải, rau xà lách. mỡ, bơ, lòng đỏ
trứng, mè đen.
Vitamin K: Vitamin K1 có trong thực vật như :
cà chua, đậu, bắp cải, cà rốt, vitamin K2 được vi khuẩn ruột tổng hợp, vitamin
K3 ; K4 là những chất tổng hợp tan trong nước. Dùng phòng và chữa chảy máu
trong các trường hợp thiếu vitamin K, điều trị hiện tượng xuất huyết do thiếu
prothrombin.
Vitamin B1: Là 01 nguyên tố cần thiết cho sự chuyển
hoá glucid. Có nhiều trong men bia, cám gạo, các hạt họ đậu tương là những
nguồn vitamin B1 tốt cho sức khỏe của bà mẹ mang thai và cho con bú. Vitamin B1
được dùng để điều trị chứng tê phù ( beri – beri ), viêm đa dây thần kinh do
nghiện rượu, phòng ngừa thiếu B1. Muốn có đủ vitamin B1 gạo không nên giã hoặc
xay quá trắng sẽ làm mất đi rất nhiều vitamin B1, không nên sử dụng gạo đã bị
mục, mốc.
Vitamin B2: Là chất tham gia vào phản ứng oxy hoá -
khử carbonhydrat và các acid amin, có tác dụng dinh dưỡng ở da và niêm mạc. Nếu
cơ thể thiếu Vitamin B2 gây : rối loạn tiêu hoá, viêm da, viêm giác mạc, lưỡi,
loét môi, tăng tiết bã nhờn, thiếu máu. Vitamin B2 được dùng điều trị tổn thương
mắt, da niêm mạc, viêm kết mắt, viêm màng mắt, viêm loét lưỡi miệng, giảm đau nửa
đầu. Vitamin B2 có nhiều trong sữa và các sản phẩm của sữa, sữa chua, kem… men
bia, tinh bột, hoa quả, lòng trắng trứng.
Vitamin PP: Có nhiều trong men bia, ngũ cốc, gan,
thịt, sữa, vi khuẩn ruột. Cơ thể thiếu vitamin PP gây nên chứng đau họng, viêm
miệng, lưỡi, viêm da, sụt cân, tiêu chảy, sa sút trí tuệ. Được dùng chữa các bệnh
gellagra (các rối loạn ngoài da, rối loạn thần kinh, tiêu hoá, suy nhược cơ thể
…), thận trọng khi dùng cho người bệnh gan, loét dạ dày.
Vitamin B6: có nhiều trong động, thực vật như :
men bia, lúa mì, đậu, gan, thịt…Nếu thiếu vitamin B6 gây chứng đau họng, viêm
da, tăng tiết bã nhờn, viêm lưỡi…viêm dây thần kinh ngoại biên, thiếu máu, co
giật, thiếu B6 thường kèn theo thiếu PP. Vitamin B6 được dùng chữa các chứng viêm
dây thần kinh, rối loạn thần kinh, viêm da, các bệnh bệnh về da do thần kinh,
nhiễm độc khi có thai, thiếu máu, co giật ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ngộc độc cấp
tính INH.
Vitamin B12: có nhiều trong gan động vật, lòng đỏ
trứng hay được tổng hợp hoá học. Vitamin B12 cần thiết cho sự cấu tạo và phát
triển của hồng cầu, tham gia vào quá trình sinh hoá cơ thể, bảo vệ cơ thể chống
nhiễm độc, nhiễm khuẩn. Được chỉ định điều trị chứng thiếu máu ác tính sau phẫu
thuật, sau sinh, viêm dây thần kinh, chống thoái hóa mỡ, trẻ em chậm lớn. Không
nên dùng cho trường hợp thiếu máu không rõ nguyên nhân, ung thư, mẫn cảm với
Vitamin B12.
Vitamin C: Ngoài các vitamin trên vitamin C giúp tăng
sức đề khoáng cho cơ thể, hỗ trợ hấp thu sắt góp phần phòng chống thiếu máu do
thiếu sắt dinh dưỡng. Vitamin C có nhiều trong bưởi, cam và các loại quả chín
khác và rau xanh có trong tự nhiên. Nếu thiếu vitamin C gây xuất huyết dưới da,
vết bầm, chảy máu nướu răng, trường hợp thừa vitamin C đường uống gây kích thích
dạ dày, đầy hơi, tiêu chảy, liều cao đường tiêm gây suy thận nặng, loạn nhịp
tim, gây tan máu ở người thiếu G6PD. Vitamin C tác động trên cơ thể làm chất chống
oxy hoá mạnh, tạo ra hydroxyrolin là phần chính của mô liên kết. Tham gia chuyển
hoá protid, glucid, lipid. Được dùng chữa bệnh Scorbut, các trường hợp cần tăng
sức đề kháng cơ thể trong nhiễm khuẩn, nhiễm độc, cúm mệt mỏi. Không dùng liều
cao ở người có tiền sử bệnh suy gan, thận.

Việc bổ sung vitamin cho cơ thể là rất cần thiết.
Tuy nhiên ở người đang phát triển bình thường, việc bổ sung vitamin tốt nhất là
qua đường ăn, uống có chứa nhiều vi chất dinh dưỡng. Chỉ dùng vitamin khi thật
cần thiết cho người bị suy nhược cơ thể, người bị ốm sau cơm bệnh nặng kéo
dài... với liều lượng thích hợp, nên dùng đường uống thay cho đường tiêm. Các
vitamin tan trong dầu khi dùng ở liều cao lâu dài dễ tích tụ gây bệnh lý thừa
vitamin, khi điều trị thiếu vitamin, nên dùng phối hợp nhiều loại vitamin, chỉ sử
dụng cho cơ thể khi thiếu chính bản thân của vitamin đó./.
(hình
ảnh trong bài viết – sưu tầm) Hoàng Vũ – CDC.TV