Việt Nam triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19

Tiêm chủng ngừa COVID-19 tại Việt Nam là chiến dịch tạo miễn dịch cộng đồng đang diễn ra với mục đích ngừa virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng cũng như các bệnh viêm đường hô hấp cấp.

Hiện tại, Việt Nam có hơn 6 loại vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép phổ biến là Astra Zeneca, Pfizer, Moderna, Vero Cell, Sputnik và Abdala. Trong đó, mới có 2 loại vắc xin được cấp phép tiêm cho trẻ em từ 5 đến 12 tuổi là Pfizer và Moderna.

Việt Nam bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 từ ngày 8/3/2021 theo Nghị Quyết số 21 ngày 26/2/2021 của Chính phủ tại 19 tỉnh, thành phố cho các đối tượng trên 18 tuổi là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, công an, bộ đội... Đến tháng 10/2021 Việt Nam triển khai tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi và đến tháng 4/2022 thì triển khai tiêm liều cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, tính đến hết ngày 13/10/2022 tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.375 triệu liều. Trong đó, số liều tiêm cho người trên 18 tuổi liều cơ bản đạt 100%; mũi 3 đạt 78,2%; mũi 4 đạt 78,1%; Đối với trẻ từ 12 – dưới 18 tuổi, tiêm liều cơ bản đạt gần 100%; tiêm mũi 3 là 58,7%; Đối với trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, tiêm mũi 1 đạt trên 89%, mũi 2 đạt 62,1%.

Tỷ lệ tiêm chủng thấp dần ở các mũi nhắc lại, một vài lý do có thể kể đến là:

+ Trong bối cảnh số ca mắc giảm, số ca nặng và tử vong ở mức thấp, nhiều đối tượng đã mắc COVID-19 không đồng ý tiêm mũi tiếp theo vì nghĩ đã được miễn dịch và cho rằng liều bổ sung, liều nhắc lại là không cần thiết.

+ Nhiều người mắc COVID-19 chưa đến thời gian tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4.

+ Thông tin tiêu cực về tác dụng hoặc biến chứng khi tiêm mũi 3 gây ảnh hưởng tâm lý, e ngại của người dân.

+ Đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi, cha mẹ e ngại về phản ứng sau tiêm ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ; Trường hợp trẻ mắc bệnh hầu hết ở mức độ nhẹ dẫn đến tâm lý chủ quan hoặc những trường hợp trẻ đã mắc COVID-19 nên cha mẹ nghĩ không cần tiêm chủng cho con.

Qua thời gian, miễn dịch tự nhiên cũng đã giảm dần và những biến thể mới cũng đang xuất hiện, đặc biệt với nhóm chưa tiêm vắc xin, người có bệnh nền, người béo phì hoặc là những bệnh suy giảm miễn dịch thì càng dễ bị mắc COVID-19. Chúng ta đã thấy rõ nhiều người mắc COVID-19 vẫn tái nhiễm nhiều lần. Vì miễn dịch của COVID-19 không bền vững, thường suy giảm sau 4-6 tháng. Ai cũng có thể tái nhiễm nếu không bổ sung kháng thể bằng cách chủ động tiêm phòng vắc xin COVID-19.

Việc tiêm chủng vắc xin thời gian qua cơ bản đáp ứng nhu cầu; công tác chỉ đạo, phối hợp, tổ chức tiêm chủng ở các địa phương được chú trọng và đẩy nhanh tiến độ phấn đấu để tăng độ bao phũ mũi 3 đạt trên 90%.

                                                                                                    BS. Lý Xuân Nhi
THÔNG BÁO

   

 


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 6
  • Hôm nay: 36
  • Trong tuần: 2 093
  • Tất cả: 3591868

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TRÀ VINH
- Đơn vị quản lý: Sở Y tế Trà Vinh.
- Địa chỉ: 16A, đường Nguyễn Thái Học, P1, TPTV, tỉnh Trà Vinh.
- Email:soytetv@travinh.gov.vn - Điện thoại: 0294.3862399. Fax: 0294.3864255
Ghi rõ nguồn "Trang thông tin điện tử Sở Y tế tỉnh Trà Vinh" khi phát hành lại thông tin từ website này. Designed by VNPT
Chung nhan Tin Nhiem Mang